Xem nhanh

6/recent/ticker-posts

Cách thức kết hôn với người Đức - Mới nhất

Kết hôn với người Đức - Việt Nam là một trong các nước có cộng đồng người Việt sinh sống tại Đức tương đối lớn. Nhiều người có mong muốn kết hôn với người Đức nhưng chưa biết trình tự thủ tục kết hôn với người Đức như thế nào? Kết hôn với người Đức là 1 trong những thủ tục tương đối phức tạp về mặt hồ sơ giấy tờ, nếu không có kinh nghiệm, không am hiểu quy định pháp luật thì quá trình giải quyết sẽ mất rất nhiều thời gian.

Về thủ tục đăng ký kết hôn với người Đức tại Việt Nam mọi người cần lưu ý các nội dung như sau:

Kết hôn với người Đức
Kết hôn với người Đức


XEM VIDEO HƯỚNG DẪN TẠI ĐÂY: VIDEO HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI ĐỨC

Điều kiện kết hôn với người Đức

Để tiến hành đăng ký kết hôn với người Đức thì người Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Về điều kiện này, chỉ cần đối chiếu với các nội dung nêu trên, nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì được coi là đủ điều kiện để kết hôn. Đa phần mọi người đều đáp ứng được điều kiện kết hôn bởi lẽ đây là những điều kiện hết sức cơ bản.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Đức tại Việt Nam

Bài viết này chỉ áp dụng đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Việt Nam, trường hợp đăng ký kết hôn tại Đức thì phải áp dụng theo quy định của nước nơi đăng ký kết hôn.

Đối với thủ tục đăng ký hôn với người Đức tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam quy định như sau:

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là: UBND quận/huyện nơi người Việt Nam cư trú. 

Nơi cư trú ở đây là nơi công dân Việt Nam thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020)

Ví dụ: Nếu chị Nhất kết hôn với người Đức, và hộ khẩu của chị Nhất ở Ba Đình, Hà Nội thì trường hợp này, chị Nhất và chồng phải tiến hành nộp hồ sơ tại UBND Quận Ba Đình.

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đức

Về thành phần hồ sơ cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

a.                 Người Việt Nam cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn nếu đã kết hôn và ly hôn
  • CCCD hoặc Hộ chiếu bản sao công chứng
  • Sổ hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú bản sao công chứng
  1. Người Đức cần chuẩn bị các giấy tờ
  • Giấy xác nhận tình trạng độc thân
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người Đức
  • Hộ chiếu bản sao
  • Visa bản sao
  • Bản án ly hôn

Ngoài ra cả hai bên cần phải có các giấy tờ như:

  • Giấy khám sức khỏe
  • Ảnh 4x6
  • Tờ khai đăng ký kết hôn

Lưu ý về hồ sơ kết hôn với người Đức:

- Để người Đức xin được giấy độc thân thì trước tiên người Việt Nam phải xin và cung cấp những giấy tờ sau cho người Đức;

Xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Trích lục khai sinh

+ Xác nhận thông tin cư trú

+ Trích lục kết hôn (nếu đã kết hôn và ly hôn)


- Sau khi xin xong thì phải tiến hành hợp pháp hóa, dịch thuật sang tiếng Đức rồi gửi qua cho người Đức để xin xác giấy tờ của mình

- Sau khi xin được các giấy tờ đầy đủ của người Đức thì sẽ tiến hành hợp pháp hóa và mang về Việt Nam để hoàn tất thủ tục đăng ký kết  tại UBND cấp quận/huyện tại VN


Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người Đức

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND quận/huyện theo bộ hồ sơ đã chuẩn bị như đã trình bày nêu trên


Bước 2: Khi nộp hồ sơ nếu:
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện;

Bước 3: Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ; nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND quận/huyện xem xét, quyết định

Bước 4: Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ, mỗi người giữ 01 bản.

Hỗ trợ thủ tục kết hôn với người Đức

Như mọi người cũng đã biết, kết hôn có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải chuẩn bị tương đối nhiều hồ sơ giấy tờ, nếu như không nắm được và chuẩn bị không đúng và không đủ thì sẽ rất mất thời gian, chính vì vậy trong suốt thời gian qua, Luật sư hỗ trợ không ít các trường hợp hoàn thiện thủ tục để tiến hành đăng ký kết hôn.

- Luật sư hỗ trợ tư vấn, chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh để tiến hành đăng ký kết hôn

- Hỗ trợ hợp pháp hòa dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự trong trường hợp cần thiết

- Hỗ trợ khám sức khỏe...

- Hỗ trợ các vấn đề khác có liên quan

 

Kết hôn với người Đức tại Việt Nam
Kết hôn với người Đức tại Việt Nam

Phiếu hẹn kết quả đăng ký kết hôn tại Hạ Long



Thông tin liên hệ

Nếu cần hỗ trợ vấn đề pháp lý hãy liên hệ với LS Đông qua những phương thức sau:

Số điện thoại, zalo, viber: 0362735057

Facebook: Facebook Luật sư Đông

Email: Luatsudong06@gmail.com


 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét