Làm sao để ly hôn với người Hàn Quốc - Người Việt Nam sang nước ngoài làm việc ngày càng nhiều và không khó để gặp những vùng quê "xuất khẩu lao động" nơi mà chỉ có trẻ em và người lớn tuổi ở quê, thanh niên, các cặp vợ chồng đều đi nước ngoài. Việc đi nước ngoài cũng bắt nguồn từ 1 vài người đi sau đó trở về quê hương với một khoản tiền tương đối lớn, những người đó xây được những căn nhà to lớn, cuộc sống gia đình cũng sung túc hơn. Chính từ đó, qua giới thiệu, mời rủ lẫn nhau sang nước ngoài làm việc ngày càng nhiều. Có những vùng người lao động chỉ toàn đi Hàn Quốc, có những vùng chỉ đi Nhật Bản và cũng có những vùng chỉ đi Đài Loan. Chính vì vậy, việc người Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc cũng tương đối phổ biến, tỉ lệ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tương đối cao, chính vì lẽ đó mà dạo gần đây tôi nhận được khá nhiều tin nhắn từ các chị hỏi về thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc.
Và để những người đang ở trong tình cảnh chưa biết cách làm sao để ly hôn với người Hàn Quốc thì tôi sẽ khái quát lại một số nội dung cơ bản để mọi người có thể hiểu và nắm được thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc.
Về thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Hàn Quốc
Trước tiên, cần nắm được thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc được coi là thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó cơ quan có thẩm quyền giải quyết là TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.
- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong hai bên cư trú nếu cả hai cùng đang ở Việt Nam. Trường hợp người Việt Nam ly hôn với người Hàn đang ở nước ngoài thì người Việt Nam tiến hành nộp hồ sơ ly hôn lên Tòa án cấp tỉnh nơi mình đang cư trú.
- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, trường hợp bị đơn là người Hàn Quốc và đang ở nước ngoài thì thẩm quyền là Tòa án cấp tỉnh nơi người Việt Nam đang cư trú (bị đơn là người không đồng ý ly hôn, là bên còn lại đối với người có yêu cầu giải quyết ly hôn).
Về thành phần hồ sơ giải quyết ly hôn với người Hàn Quốc
Hồ sơ quý anh, chị cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc bản trích lục) trường hợp kết hôn tại nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục ghi chú tại Việt Nam;
+ Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao) của hai vợ chồng.
Trường hợp ly hôn đơn phương, không cung cấp được giấy tờ bản sao công chứng hộ chiếu của bên còn lại thì có thể cung cấp bản photo hoặc cung cấp số hộ chiếu hoặc số căn cước.
+ Sổ hộ khẩu (bản sao), trường hợp chưa nhập khẩu chung thì phải cung cấp bản sao sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng, nếu bị thu sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận thông tin hộ khẩu.
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao nếu có con chung)
+ Trường hợp có tranh chấp về tài sản thì cung cấp các giấy tờ chứng minh về tài sản chung (vd: sổ đỏ, giấy đăng ký xe…)
Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn với người Hàn Quốc
Sau khi chuẩn bị xong các hồ sơ giấy tờ nêu trên, anh chị mang hồ sơ nộp tại bộ phận Hành Chính tư pháp hoặc bộ phận một cửa của Tòa Án cấp tỉnh.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ Tòa án sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn bổ sung các giấy tờ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ tòa án sẽ thực hiện các thủc tục phân công người giải quyết, sau đó Thẩm phán sẽ ra thông báo thụ lý việc dân sự hoặc vụ án ly hôn.
Khi có thông báo thụ lý, người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo nộp án phí của Tòa án, nhận được thông báo này anh,chị mang thông báo qua Cục thi hành án để đóng án phí, sau khi đóng xong mang lại biên lại cho cán bộ Tòa án.
Sau khi thụ lý, tòa án sẽ thực hiện các thủ tục xác minh, lấy lời khai, hòa giải, mở phiên họp….. Và cuối cùng sau khi hoàn thiện các thủ tục nói trên Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc mở phiên họp công nhận thuận tình ly hôn.
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc
- Ly hôn thuận tình: Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình thông thường sẽ khoảng 3 đến 4 tháng, trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có thể kéo dài hơn.
- Ly hôn đơn phương: Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương sẽ từ 12 đến 24 tháng, tuy nhiên trên thực tế có những vụ việc bị kéo dài hoặc giải quyết nhanh hơn do nhiều yếu tố khác nhau.
- Những vướng mắc thường xuyên gặp khi giải quyết ly hôn như sau:
- Bị tòa án trả hồ sơ do không cung cấp được địa chỉ của bị đơn trong vụ án ly hôn đơn phương;
- Tòa án trả hồ sơ do không cung cấp đủ hồ sơ;
- Muốn ly hôn nhưng bên còn lại giữ hồ sơ nên không có đủ hồ sơ giấy tờ để giải quyết
- Không biết địa chỉ của bị đơn, bị đơn vắng mặt ở địa phương nên Tòa án từ chối giải quyết
- Thời gian giải quyết quá lâu, nộp hồ sơ đến nửa năm thậm chí 1 năm nhưng chưa được tòa gọi lên để giải quyết
- Bị từ chối nhận hồ sơ vì các lý do khác...
Thông tin liên hệ:
- Hỗ trợ xử lý nhanh gọn, không tốn thời gian đi lại
- Hỗ trợ tư vấn ly hôn đơn phương với người Việt Nam đang sinh sống bất hợp pháp tại nước ngoài
- Ly hôn đơn phương không biết thông tin và địa chỉ của người Việt Nam đang ở nước ngoài;
- Hỗ trợ ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài không thể ra đại sứ quán xác nhận giấy tờ gửi về Việt Nam;
- Tư vấn soạn hỗ sơ hoặc tư vấn giải quyết trọn;
- Hỗ trợ xử lý nhanh không phải đi lại nhiều lần
- Nhiều phương án hỗ trợ phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của khách hàng
Bài viết liên quan:
0 Nhận xét