Xin chào những sinh viên học luật ham học. Nếu các bạn nhìn thấy bài viết này thì chứng tỏ 1 điều rằng "bạn đang mất phương hướng trong việc học và muốn tìm ra cách thức, phương pháp để học luật một cách dễ dàng hơn".
Phải đến năm 3 Đại Học mình mới có thể vận dụng thành thạo phương pháp này, ngay kể sau khi đi làm mình vẫn thường xuyên áp dụng phương pháp này. Hy vọng, phương pháp này sẽ phù hợp cho các bạn sinh viên luật, nhất là những mầm non sinh viên nắm nhất mới chập chững bước vào cánh cửa Đại Học.
Xem video hướng dẫn chi tiết: 3 bước học Luật dễ hiểu và dễ vận dụng cho sinh viên Luật
Lưu ý: Bài viết được viết theo văn nói, nên nhiều chỗ sẽ khó hiểu, nên kết hợp bài viết và xem video ở trên để dễ dàng tiếp cận nội dung.
Các bước để học luật một cách dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng
Bước 1: Đọc và nghiên cứu nội dung bài trước, vạch ra những nội dung chính (đối chiếu các quy định pháp luật).
Bước 2: Học cách đặt câu hỏi
Bước 3: Đọc qua các quy định của pháp luật về các nội dung để trả lời cho những câu hỏi có liên quan, kết hợp Tìm thông tin kiến thức trên google.
Bước 4 Đọc một số bài phân tích
Bước 5: Tổng quát lại, xem lại bài học 1 lượt
Liệt kê ra là 5 bước, nhưng thực chất chỉ có 3 bước chính thôi nhé các bạn trẻ. Sau khi vận dụng, áp dụng các bước này 1 cách thành thạo, các bạn sẽ cảm thấy các bước này sẽ có sự kết hợp xen lấn, chứ không tách bạch ra từng bước cụ thể. Trong phạm vi bài viết này, mình liệt kê ra để các bạn dễ theo dõi, dễ hiểu.
Ø Bước 1: Đọc và nghiên cứu nội dung bài trước, vạch ra những nội dung chính (đối chiếu các quy định pháp luật)
Để nắm được nội dung bài học thì không có cách nào khác là
phải đọc và nghiên cứu nôi dung trước buổi học các bạn trẻ nhé.
Phương pháp này nói ra có lẽ nhiều bạn sẽ nói là có gì đâu,
ai chẳng làm được, phương pháp quá chung chung phải không nào? Nhưng các bạn
hãy thử theo từng bước mà mình liệt kê trong video này và thực thành cho ít nhất
1 môn học mà các bạn đang theo học nhé.
Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu hơn: Giả xử ngày mai các bạn
có tiết học về Luật Dân Sự, nội dung bài học là “Những quy định chung về thừa
kế”
Nếu bạn nào học ở HLU thì không lạ gì với đề cương môn học,
các bạn chỉ cần nắm được các nội dung theo đề cương môn học ở phần Lý thuyết và
phần thảo luật là ok
Vậy với chủ để “Những quy định chung về thừa kế” thì
chúng ta sẽ nghiên cứu như thế nào?
Như vậy, theo đề cương môn học thì đối với chủ đề này có 9 nội
dung các bạn cần tìm hiểu. Đối với 9 nội dung này các bạn chỉ cần đọc qua giúp
mình 1 lượt theo nội dung trong giáo trình. Bạn nào kỹ hơn thì có thể đọc 2 lần.
Đối với việc đọc lần này thì chỉ đơn giản đọc để biết những nội dung trên 1 cách cơ bản gọi là tiếp nhận thông tin ban đầu.
Ø Bước
2: Học cách đặt câu hỏi
Việc đặt câu hỏi là một trong nhưng cách hơi khó với nhiều bạn,
vì các bạn không biết đặt câu hỏi cho chủ đề, nội dung mà các bạn đang nghiên cứu,
bởi lẽ mọi thứ các bạn đang tiếp nhận nó mới mẻ, hoặc đơn giản mọi thông tin bạn
đọc trong giáo trình hoặc đọc trong luật đã được giải thích nên thành ra bạn
không có gì để hỏi
Tình trạng này ở các tiết thảo luật seminar diễn ra rất phổ
biến, mỗi lần giảng viên yêu cầu đặt câu hỏi là cả lớp im lặng hẳn, chỉ có 1
vài bạn phát biểu.
Đi vào tình huống nêu trên, bước đầu các bạn chỉ cần đặt ra
các câu hỏi 1 cách đơn giản như sau:
-
Quyền thừa kế là gì? Nguyên tắc đối với quyền thừa
kế được hiểu như thế nào? Gồm những nguyên tắc gì?
Tiếp: Đối với ý ‘Lồng ghép về vấn
đề về giới và bình đẳng trong các nguyên tắc của quyền thừa kế … chỗ này có nói
đến giới và bình đẳng, thế thì cần liên tưởng đến Nam và nữ trong quyền thừa kế?
Quyền thừa kế với con trai và con gái như thế nào?
? Người thừa kế gồm những ai? Khi
nào thì người đó được thừa kế tài sản
? Khi nào thì mở thừa kế? Mở ở
đâu?
? Di sản thừa kế gồm những gì?
? Khi nào thì được coi là người
quản lý tài sản?
Sau khi đã liệt kê ra các câu hỏi này thì sẽ đến bước tiếp theo (thực ra bước 2 và bước 3 này sau khi nhuần nhuyễn phương pháp thì các bạn nên thực hiện song song), còn ban đầu thì nên tách ra để các bạn dễ hình dung.
Ø Bước 3: Đọc qua các quy định của pháp luật về các nội dung để trả lời cho những câu hỏi có liên quan, kết hợp Tìm thông tin kiến thức trên google
Lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu bước này.
Ví dụ như để trả lời câu hỏi mình đã liệt kê ở bước trên,
các bạn mở Luật ra để đối chiếu xem những nội dung đó ở điều khoản nào?
Trước tiên mở luật ra nào các bạn trẻ, tìm mục Thừa kế và mở
ra, bạn nào lười thì xem tạm luật online như của tôi nhé.

Ø
Bước 4 Đọc một số bài phân tích
chia thừa kế (bản chất của nguyên tắc hiểu dễ là phương thức,
cách thức để chia thừa kế. Khi đặt ra câu hỏi những nguyên tắc chia thừa kế là
gì thì có thể hiểu là mình phải tìm ra những cách thức, phương thức chia thừa kế.
Khi đặt câu hỏi này xong, đối chiếu với giáo trình hoặc với Luật thì các bạn sẽ
hiểu là có 2 nguyên tắc chia thừa kế đó là chia theo Pháp luật và chia theo di
chúc?
Bước 5: Tổng quát lại, xem lại bài học 1 lượt
Nếu có thời gian các bạn nên xem qua lại 1 lượt nội dung bài
học mà các bạn đã vừa nghiên cữ thông quá nội dung trên.
Thực ra nói là 5 bước, nhưng thức chất chỉ 3 bước để rèn kỹ
năng học và nghiên cứu này. Hy vọng, phương pháp này sẽ phù hợp cho các bạn sinh
viên Luật
Hy vọng, các bạn sẽ vận dụng thành công phương pháp này, không mong muốn gì hơn ngoài việc các bạn sinh viên có thể trang bị thêm các kỹ năng, kiến thức để vững bước vào thị trường việc làm ngành Luật.
Xem thêm các video về kỹ năng dành cho sinh viên Luật tại: Người bạn pháp lý
0 Nhận xét