Xem nhanh

6/recent/ticker-posts

4 vấn đề phải biết khi thực tập đối với sinh viên Luật

 Quá trình đi làm, tiếp xúc với nhiều bạn sinh viên Luật mình nhận thấy các bạn vẫn còn rất mơ hồ về việc đi thực tập tại các công ty Luật hoặc văn phòng Luật, không biết khi nào thì nên đi thực tập, không biết nên chọn công ty nào để thực tập? Cũng chưa biết là đi thực tập thì sẽ được làm những công việc gì? Để giải đáp vấn đề này Đông có bài viết về chủ đề này như sau:


Bài viết được viết theo văn nói, sẽ có phần lủng củng mong các bạn thông cảm. Bốn nội dung này được bản thân Luật sư Đông đúc kết từ sự trải nghiệm của bản thân nên có thể ở góc độ nào đó sẽ không đúng với 1 số đồng nghiệp khác. 
Vẫn 1 câu nói quen thuộc, SV Luật cần biết chắt lọc những nội dung phù hợp với bản thân mình, hay nói chính xác thì là "biết chắt lọc kiến thức".

Xem video tại đây: 4 Điều phải biết khi thực tập đối với sinh viên Luật

1. Thời điểm nào thì nên đi thực tập

Một trong những vấn đề được nhiều sinh viên luật quan tâm nhất đó là: thời điểm nào thì nên đi thực tập? Không ít các bài viết trên các hội nhóm, diễn đàn về Luật nhiều anh chị khuyên rằng nên đi thực tập càng sớm càng tốt. Vậy nên đi thực tập từ năm nhất, năm 2, năm 3 hay năm 4. Dưới đây là quan điểm của Đông về thời gian phù hợp nhất để thực tập.

Từ trải nghiệm của mình thì mình đánh giá khoảng thời gian mà các bạn sinh viên có thể đi thực tập là vào năm 3 Đại học.

Lý do vì sao mình lại cho rằng khoảng thời gian này là hợp lý là vì:

Lý do thứ nhất:  mình đi thực tập từ kỳ 2 năm 3 Đại Học :)) , lý do này có vẻ chưa thuyết phục lắm, nhưng đừng vội các bạn trẻ hãy nghe lý do tiếp theo nhé.

Lý do thứ 2: Trải nghiệm của bản thân, đánh giá qua các đợt thực tập sinh mà mình đào tạo, đánh giá từ chính bản thân mình với các bạn cùng khóa, các sinh viên cùng khóa.

Bản thân mình sau 1 khoảng thời gian đi làm tại Công ty Luật thì có được công ty giao cho trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho công ty. Mỗi lần công ty tuyển dụng giao động từ 5- 10 bạn thực tập sinh, và việc tuyển dụng này diễn ra khoảng 2-3 tháng 1 lần (lý do tuyển nhiều là do công ty hoạt động về Lĩnh vực tư vấn tổng đài các bạn nhé, cần số lượng nhiều để bổ sung cho nhân sự thiếu, hơn nữa thực tập chủ yếu là theo ca nên có đợt tuyển đến 15 bạn thực tập).

Trong qua trình tuyển dụng và đào tạo cho các bạn thực tập sinh thì trong số các bạn sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 thì phát sinh nhiều vấn đề khác nhau, cụ thể:

Đối với các bạn sinh viên năm 2 thì kiến thức chưa đủ, nhiều môn chuyên ngành các bạn chưa được học, nên nhiều bạn chưa có kiến thức nền dẫn đến việc không thể bắt nhịp với các công việc được giao. Việc nghiên cứu các nội dung khi đào tạo các bạn cũng gặp khó khăn nhất định khi kiến thức chưa có, tính kỷ luật chưa cao, tính tự giác trong việc tự tìm hiểu và nghiên cứu chưa có. Vì vậy, bản thân mình cho rằng năm 2 cũng chưa thực sự cần thiết để đi thực tập, các bạn sinh viên nên tập trung phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân và học tiếng anh sẽ là lựa chọn tốt nhất. Còn bạn nào vẫn mong muốn đi thực sớm thì cũng không có vấn đề gì, chủ yếu là để cọ xát và biết được môi trường làm nghề Luật trên thực tế.

Đối với các bạn sinh viên năm 4: Thường là các bạn đã học xong chương trình đào tạo tại trường hoặc còn 1 số môn chương trình để hoàn thiện nốt chương trình học.

Đối với các bạn thực tập sinh này thì đa phần các bạn có kiến thức cơ bản, có kỹ năng cơ bản theo các môn học tại trường. Nên quá trình phỏng vấn, tuyển dụng và trong quá trình mình đào tạo thì thấy các bạn bắt nhịp nhanh hơn.

Tuy nhiên, nhiều bạn với tâm lý là ra trường rồi hoặc chuẩn bị ra trường nên việc thực tập bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố như: Cơ hội việc làm, thu nhập. Hơn nữa, việc để đến năm 4 mới đi thực tập thì mình đánh giá sẽ là hơi muộn, bởi lẽ sau khi kết thúc việc học tại trường thì điều các bạn cần làm là đi ứng tuyển xin việc tại các công ty Luật, văn phòng Luật, pháp chế doanh nghiệp.

Đối với các bạn sinh viên năm 3 mình đánh ra là thời điểm đi thực tập là phù hợp nhất bởi lẽ:

Các môn chuyên ngành ở trường các bạn cơ bản đã học, và đang học tiếp các môn kỹ năng khác. Thời điểm này đi thực tập sinh sẽ giúp cho các bạn có sự tiếp cận sớm với môi trường làm việc của nghề Luật. Các bạn có đủ thời gian để chiêm nghiệm, trải nghiệm với công việc thực tập để từ đó xác định được định hướng cho công việc của mình là gì.

Nếu công ty mà các bạn thực tập không ổn, theo đánh giá của các bạn thì các bạn cũng hoàn toàn có thể tìm một môi trường mới. Vì thời gian của các bạn vẫn còn hơn 1 năm nữa mới ra trường.

Thực tập từ năm 3 cũng giúp cho bạn có thể trang trí cho chiếc CV xin việc sau này của các bạn, với hơn 1 năm kinh nghiệm, nếu bạn nào tìm được môi trường thực tập ổn thì hơn 1 năm đó các bạn có thể xử lý được các công việc 1 cách độc lập, khi đi xin việc ở các công ty khác với vị trí chuyên viên thì nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên hơn khi các bạn đã có kinh nghiệm và đã xử lý công việc. Nếu may mắn thì có thể được công ty nhận làm chính thức khi mà các bạn đáp ứng được thời gian làm việc của công ty.

Còn đồi với sinh viên năm 4, việc thực tập sẽ là hơn ngắn, chưa kể tìm được môi trường thực tập không phù hợp, không ổn thì phải tìm chỗ khác thực tập trong khi các bạn đã ra chuẩn bị ra trường, thời gian cho việc đi thực tập sẽ là thách thức lớn cho các bạn, đi xin việc thì chưa có kinh nghiệm nên đi phỏng vấn thì cũng đa phần là trượt. Rất ít công ty Luật tuyển dụng vị trí việc làm chính thức đối với sinh viên mới ra trường mà chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế.

Bản thân mình, qua quá trình tuyển dụng và đào tạo các bạn thực tập sinh mình nhật thấy, có những bạn cùng lớp với nhau, nhưng 1 bạn đi thực tập từ năm 3 còn 1 bạn thì đến năm 4 hoặc gần hết năm 4 mới đi thực tập. Khi đó bạn đi thực tập sớm từ năm 3 đã có gần 1 năm kinh nghiệm, đã được giao xử lý các công việc chính, thành thạo công việc, tư duy pháp lý cũng nhỉnh hơn và có thu nhập. 

Còn với bạn sinh viên năm 4 mới đi thực tập thì do mới vào nên mọi thứ còn quá mới mẻ, mọi thứ bắt đầu từ số 0, đôi khi cảm thấy xấu hổ khi bạn mình được giao công việc chính, còn bản thân mình thì đang ở vị trí thực tập, rồi sẽ dẫn đến nghỉ thực tập hoặc tìm chỗ khác để thực tập, cứ hoay hoay với việc thực tập trong khi các bạn cùng khóa đã có khả năng xử lý các công việc, hồ sơ 1 cách độc lập. Đây chính là lý do vì sao, các anh chị khóa trước luôn khuyên các bạn SV Luật nên đi thực tập từ sớm.

Từ những trải nghiệm của bản thân mình, từ những câu chuyện mà mình biết từ đồng nghiệp, từ những đánh giá và so sánh giữa những lứa thực tập sinh mình đã đào tạo thì quan điểm của mình thực tập từ năm 3 là 1 khoảng thời gian hợp lý nhất cho các bạn sinh viên luật.

Trước khi chưa đi thực tập, bản thân mình không nghĩ là mình sẽ theo nghề luật bởi mình hơi rụt rè và ăn nói có phần không tốt. Nhưng khi đi thực tập mình mới tìm được định hướng cho công việc và phát triển các kỹ năng của bản thân. Và giờ mình đã là Luật sư, hành nghề một cách độc lập trong công việc. Mình vẫn thầm cảm ơn thời gian đó người bạn của mình đã rủ mình đi thực tập khi còn là sv năm 3, nếu không có lẽ chắc giờ mình đã về quê với 1 công việc khác vì không tìm được định hướng công việc cho bản thân.

 2. Nên chọn văn phòng hoặc công ty Luật như thế nào để thực tập

Việc chọn văn phòng luật, công ty luật như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mình sẽ phân tích một vài yếu tố dưới đây để các bạn có cái nhìn đa chiều và từ đó có định hướng phù hợp nhất cho bản thân.

Đối với các bạn có định hướng theo pháp chế và có tiếng anh tốt: Thì nên chọn các công ty trong các lĩnh vực hoạt động chính về doanh nghiệp, về đầu tư nước ngoài, hoặc thực tập pháp chế ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu, Logistic, kinh doanh sản xuất….

Làm pháp chế cho doanh nghiệp thì có nhiều dạng khác nhau, pháp chế nội bộ, pháp chế tổng hợp, pháp chế tố tụng…. Mình đánh giá từ mối quan hệ xung quanh mình, các đồng nghiệp và bạn bè của mình thì đa phần các bạn làm pháp chế thường là các bạn đi thực tập, đi lên từ các đơn vị hoạt động mạnh về mảng tư vấn doanh nghiệp.

Đối với các bạn mong muốn đi theo con đường tố tụng: Thì nên chọn các văn phòng, công ty luật uy tín, có số lượng nhận sự (gồm luật sư, chuyên viên nhiều). Bởi vì quy mô công ty lớn thì sẽ có nhiều Luật sư, mà có nhiều luật sư chắc chắc là nhiều việc, mà nhiều việc thì có nhiều cơ hội để các bạn cọ sát học hỏi, rèn luyện kỹ năng, được Luật sư hướng dẫn trong quá trình làm án. Hoặc lựa chọn các văn phòng nhỏ nhưng hoạt động trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Mỗi công ty sẽ có những ưu thế khác nhau, công ty nhỏ thì việc các bạn được xử lý, tiếp cận vụ việc sẽ trọn vẹn từ đầu đến cuối. Còn ở những đơn vị chuyên nghiệp chia thành các phòng ban thì đôi khi các bạn cũng chỉ được xử lý 1 công việc nhỏ trong 1 khẩu giải quyết vụ án.

Làm sao để biết công ty nào uy tín, công ty nào hoạt động về những lĩnh vực nào. Chỉ có cách lên trang web của công ty đó để tìm hiểu thông tin các bạn nhé.

1 lời khuyên nho nhỏ, nhưng mang giá trị lớn cho các bạn sinh viên luật đó là:

Nếu khi thực tập ở 1 công ty luật hoặc 1 đơn vị nào đó trong khoảng 1-1,5 tháng (hoặc sớm hơn) mà các bạn đánh giá là không có cơ hội để học hỏi nhiều, hoặc do công ty ít việc nên không được giao việc để làm, hoặc có những lý do khác nhận thấy không ổn thì các bạn nên nghỉ sớm để tìm 1 đơn vị khác để thực tập, đừng lãng phí thời gian của bạn thân mình nếu không được giao việc, không được học hỏi gì về công việc.

Nếu công ty nào các bạn nhận thấy cơ hội học hỏi được nhiều thì nếu lý do về đồng nghiệp không hài hòa hoặc sếp khó tình… thì mình khuyên các bạn vẫn nên cố gắng thực tập để có thể học được nhiều nhất có thể. Bởi để tìm được 1 chỗ để mình "có thể học" và "được dạy" là một may mắn lớn.

Quá trình đi thực tập may mắn nhất là: được làm tại 1 công ty nhiều việc, gặp được 1 người anh/chị leader tận tình chỉ bảo, được học nhiều kỹ năng, được chỉ dạy...., nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó.

Khi mình đào tạo cho các bạn thực tập sinh tại công ty mình luôn nói 1 câu với các bạn: Anh chắc chắn rằng 1 trong số các bạn ở đây sẽ không đi được đường dài với công ty, nhưng anh hy vọng, trước khi nghỉ các em có thể học hết được các kỹ năng, kiến thức mà anh training cho các em, cố gắng học hỏi từ các anh chị, các bạn xung quanh nhiều nhất có thể rồi có nghỉ thì hẵng nghỉ. Vì ai ra đi hay ở lại đều có lý do của mình, nhưng với môi trường được đào tạo, được chỉ dạy, các em được học thì cố gắng học lấy kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm rồi hẵng nghỉ để khi sang một 1 trường khác ít nhất các em cũng có những kiến thức và kỹ năng nhất định.

Nhiều bạn, mình đào tạo và hướng dẫn các bạn rất chịu khó học, rất chịu khó trao đổi và hiện tại những bạn đó mình đánh giá đều đang có những công việc rất ok, nhiều bạn làm ngân hàng, có bạn làm pháp chế, có bạn làm công ty luật, có bạn thi công chức....

Thời điểm mình làm ở công ty đầu tiên khi mình ra trường, mình cũng rất nhiệt huyết với các bạn thực tập sinh, mặc dù không được trả bất kỳ đồng lương nào cho việc đào tạo và giảng dạy, nhưng hầu như cứ 2 tuần mình đều dành thời gian 1 buổi để hướng dẫn cho các bạn. Do tính chất công việc, nên công việc đào tạo của mình cũng chỉ diễn ra được với vài lứa thực tập sinh ban đầu. 

Sở dĩ mình dành thời gian ra để hướng dẫn kỹ năng, truyền đạt lại kiến thức cho các bạn là vì khi mình mới vào làm, mình cũng được các chị hướng dẫn, chỉ dạy rất nhiệt tình, nhưng cũng có những bạn vào thực tập sau mình do các anh chị nhiều việc nên gần như không được hướng dẫn, training nên thường những bạn đó rất dễ nản và nhanh nghỉ. Vì vậy, khi mình làm quản lý các bạn thực tập sinh, mình luôn mong muốn tất cả các bạn đều được hướng dẫn, được đào tạo và truyền đạt kiến thức.


Một món quà từ bạn thực tập sinh tặng cho Ls Đông vào ngày bạn xin nghỉ                     

 3.   Công việc của thực tập sinh là gì?

Mỗi công ty sẽ có khối lượng công việc dành riêng cho thực tập sinh, dưới đây là liệt kê của mình về các công việc mà TTS làm khi thực tập

-        Hỗ trợ các công việc phụ của công ty như: Sắp xếp hồ sơ, pha trà nước, dọn dẹp công ty

-        Viết bài seo để đăng lên web của công ty

-        Nghiên cứu nội dung hồ sơ vụ án, hoặc nghiên cứu nội dung pháp lý của 1 vấn đề nào đó và nộp lại kết quả nghiên cứu

-   Dịch thuật các tài liệu tiếng anh,

-        Hỗ trợ công ty trong việc phản hồi khách hàng trên website, facebook, zalo

-        Hỗ trợ luật sư sắp xếp bút lục, sao chụp hồ sơ, in ấn tài liệu, soạn các văn bản, đơn thư cho Luật sư

- "shiper pháp lý" đi gửi, giao các tài liệu của văn phòng 

-        Đi công tác, đi tòa, cơ quan hành chính, tư vấn khách hàng cùng Luật sư

Đây là 1 số công việc cơ bản của 1 thực tập sinh, tùy các công ty mà các bạn sẽ được làm các công việc khác nhau. Ở đây có bạn nào dã đi thực tập chưa? Nếu được hãy để lại bình luận cho mình biết quá trình thực tập của các bạn được làm những gì?

4. Thực tập không lương hay thực tập có lương

Một trong những chủ đề khi đưa ra có rất nhiều ý kiến tranh luận, phản biện khác nhau, gần như năm nào chủ đề này được được nhắc lại trên các hội nhóm, diễn đàn nghề Luật.

Mỗi người 1 quan điểm, ai cũng đưa ra lý do phù hợp mang tính thuyết phục Mình sẽ trao đổi nội dung trước, còn quan điểm của mình sẻ để ở phần cuối.

Đối với thực tập không lương thì lý do được đưa ra nhiều nhất đó là: Các bạn SV luật mới ra trường chưa thể xử lý được bất kỳ công việc nào 1 cách độc lập, và chưa tạo ra giá trị thặng dư cho công ty, công ty phải mất công sức đào tạo cho các bạn từ đầu, đổi lại các bạn hỗ trợ công ty những công việc được giao, đây là mối quan hệ win – win.

Đối với thực tập có lương thì lý do được đưa ra là: 4 năm ăn học tốn bao nhiêu tiền của giờ đi làm không lương, nếu không làm được gì thì còn tuyển thực tập sinh để làm gì? Thực tập không lương thì lấy gì mà sống….

Các bạn có thấy là quan điềm nào đưa ra cũng có cái lý của nó và đều phù hợp đúng không nào. 1 vài năm trở lại đây thì việc tuyển thực tập sinh không lương cũng gần như ít đi, đa phần các công ty đều có hỗ trợ và trợ cấp dành cho thực tập sính.

Quan điểm của mình với vấn đề này như thế nào?

Bản thân mình khi đi thực tạp mình cũng mất 2-3 tháng không lương. Khi đó rất may mắt là lịch học của mình rất đẹp, mình học full sáng, đi thực tập chiều, còn tối đi làm thêm.

Với bản thân mình, thời điểm đi thực tập kiến thức để làm việc, kỹ năng để làm việc của mình gần như bằng không? Mặc dù trên lớp mình học tương đối ổn. Nên với mình lúc đó được làm việc, được thực tập là 1 cơ hội, mình vào thực tập khi công ty mới thành lập chưa được nửa năm, mình cũng đánh giá công ty có nhiều cái để mình có thể học, và minh chứng là mình tốt lên mỗi ngày khi thực tập ở đây. Chính cái mà mình được học và học được, cũng như xuất phát điểm của bản thân mình nên mình thấy thực tập không lương trong 2-3 tháng không phải vấn đề quá lớn. Đến tháng thứ 4 mình bắt đầu nhận được trợ cấp khoảng vài trăm nghìn, rồi dẫn dần tăng lên từng chút.

Bản thân mình đã ngừng nhận trợ cấp từ gia đình từ năm 2, do bố mẹ cũng không có khả năng về kinh tế, nên mình vừa đi làm thêm vừa đi thực tâp để đảm bảo cho việc học tập và sinh hoạt.

Từ câu chuyện của mình, mình rút ra vấn đề để các bạn tham khảo lựa chọn việc thực tập có lương hay không lương.

Mình sẵn sàng thực tập không lương nếu: Tại công ty đó mình học hỏi được nhiều, được giao nhiều việc để xử lý, được tiếp xúc với các công việc thực tế. Hiểu đơn giản là mình sẵn sàng cống hiến hết mình để được học, rèn luyện kỹ năng. Vì mình biết, khi đã thạo việc, có kỹ năng nhất định thì ít nhiều công ty sẽ có những khoản trợ cấp. còn nếu công ty không có khoản trợ cấp thì mình cũng trang bị được kiến thức và kỹ năng để có thể xin việc ở 1 đơn vị khác. (nói ra thì hơi giống ăn cháo đá bát, nhưng việc mình hỗ trợ công ty hết mình và đổi lại công ty hướng dẫn, đào tạo mình cũng là mqh win – win)

Mình sẽ chỉ thực tập chỗ đồng trả lương hoặc phụ cấp nếu: Mình có 1 lượng kiến thức nhất định và kỹ năng xử lý công việc để có thể xử lý được các công việc mà công ty giao. Có vốn tiếng anh tương đối có thể sử dụng trong công việc của công ty. Các bạn yên tâm, nếu ở vào trường hợp này thì không thiếu các công ty trả lương cho thực tập.

Và các bạn cũng đừng quá lo lắng hay bận tâm về vấn đề này, bởi lẽ như mình đã nói hiện nay nhiều công ty đã trả lương, phụ cấp cho TTS rồi.
Việc của các bạn khi đi thực tập là nên tập trung các học kiến thức và kỹ năng, vì khi đã có những thứ này thì cơ hội việc làm của các bạn sẽ lơn hơn.

Hy vọng, với vài điều dãi bày trên, các bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp cho mình khi đi thực tập, cũng như lưu ý trong quá trình thực tập.

Xem thêm: Kỹ năng khi đi phỏng vấn thực tập, xin việc dành cho sinh viên Luật

Đăng nhận xét

0 Nhận xét