Trong xã hội hiện đại, khi mà tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng, nhiều gia đình phải đối mặt với những thách thức không chỉ về mặt tình cảm mà còn về mặt pháp lý và hành chính. Một trong những vấn đề quan trọng nhất sau khi ly hôn là việc đăng ký khai sinh cho con. Đây không chỉ là một thủ tục pháp lý bắt buộc, mà còn là yếu tố then chốt để đảm bảo con trẻ được hưởng đầy đủ quyền lợi về y tế, giáo dục và các chính sách xã hội khác. Tuy nhiên, đối với nhiều người, quy trình đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con là thủ tục tương đối phức tạp và rắc rối. Thông qua bài bài viết này Luật sư Đông sẽ cung cấp những thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể về cách thức đăng ký khai sinh cho con sau khi ly hôn.
1. Các trường hợp đăng ký khai sinh cho con sau khi ly hôn phổ biến
- Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày 2 vợ chồng ly hôn hôn. Đối với trường hợp này thì có 2 trường hợp xảy ra đó là:
+ Con sinh ra là con chung của 2 vợ chồng, quá trình ly hôn thì người vợ đã có bầu con của người chồng
+ Con sinh ra nhưng là con riêng của vợ với người khác, người vợ mang bầu với người khác khi ly hôn với chồng
2. Đăng ký khai sinh cho con chung của 2 vợ chồng sau khi ly hôn
Con được sinh ra trong 300 ngày kể từ khi quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực, sẽ được coi là con chung của 2 vợ chồng. Như vậy, việc khai sinh cho con sẽ được thực hiện như bình thường. Giấy khai sinh của con sẽ có tên người chồng đã ly hôn.
2.1. Giấy tờ chuẩn bị
Đi đăng ký khai sinh cho con cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký khai sinh;
– Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản xác nhận của người làm chứng; nếu không có người làm chứng thì làm giấy cam đoan về việc sinh;
– Văn bản ủy quyền (có chứng thực) nếu ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh;
– Người đi khai sinh cho trẻ cần mang theo giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2.2. Thủ tục đăng ký khai sinh
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ phường có thẩm quyền.
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Bước 3: Khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.
2.3 Những thắc mắc thường gặp phải
- Ly hôn rồi, con sinh ra không muốn để họ của chồng có được không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung khai sinh thì: nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
“1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ."
Như vậy, trường hợp 2 vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể lấy họ của con theo tập quán miễn họ của con phải là họ cha hoặc họ mẹ. Vì vậy, khi đăng ký khai sinh người mẹ hoàn toàn có thể lấy họ của con theo họ của mình.
- Con sinh ra sau khi ly hôn đăng ký không muốn để họ và tên cha có được không?
Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Theo quy định tại Luật hộ tịch năm 2014 thì sau khi sinh con, vợ hoặc chồng bạn, hoặc ông/bà, người thân tích khác phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con của. Khi đăng ký khai sinh, theo quy định tại Điều 14 của Luật hộ tịch năm 2014 thì các nội dung đăng ký khai sinh được xác định gồm:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Như vậy, thông tin về người cha là một trong những thông tin hộ tịch quan trọng (bắt buộc phải có) khi đăng ký khai sinh, và được ghi vào sổ hộ tịch, Giấy khai sinh. Khi bạn sinh con ra trong thời kỳ hôn nhân thì trên giấy khai sinh mặc định chồng cũ sẽ là cha của đứa trẻ.
Việc để trống phần ghi tên về người cha, chỉ ghi tên mẹ trong giấy khai sinh của con chỉ áp dụng cho trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: “trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”.
Trường hợp đã đăng ký khai sinh cho con có đầy đủ tên họ của cha mẹ nhưng người cha trên giấy khai sinh không phải là người cha đẻ thực sự thì có thể tiến hành các thủ tục để Tòa án xác định lại quan hệ “cha – con” giữa chồng cũ (bố trên giấy khai sinh) và cháu bé rồi sau đó mới cải chính hộ tịch theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014.
Lưu ý rằng: Kể cả trường hợp người chồng đã ly hôn trước đó không phải là che đẻ thực sự của con thì con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày ly hôn theo Luật vẫn là con chung và khi đăng ký khai sinh phải để họ và tên của người chồng cũ. Trường hợp muốn đổi tên cha từ người chồng cũ thành tên của bố đẻ thực sự thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án.
3. Đăng ký khai sinh đối với con riêng của vợ
3.1 Đăng ký khai sinh cho con riêng khi chưa ly hôn với chồng thì tên người cha trên giấy khai sinh của con là ai?
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 mỗi cá nhân được sinh ra đều có quyền được khai sinh, điều này đồng thời cũng sẽ là nghĩa vụ của người mẹ sinh ra con sẽ phải đi đăng ký khai sinh trong bất kỳ trường hợp nào cho con của mình.Tuy nhiên, đối với trường hợp con được sinh ra là con riêng trong thời kỳ hôn nhân thì việc đăng ký khai sinh sẽ được thực hiện như thế nào và tên bố của người con sẽ được để là tên của người chồng hiện tại (bố pháp lý) hay là tên bố đẻ?
Căn cứ quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
– Trong trường hợp con được sinh ra khi bố mẹ đang có quan hệ hôn nhân thì sẽ được xác định là con chung của 2 vợ chồng.
– Hoặc trong trường hợp người con đã được sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ ngày bố mẹ ly hôn thì cũng sẽ được xem là con chung của 2 vợ chồng do người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Cần lưu ý đối với trường hợp con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn mà được cha mẹ thừa nhận là con chung thì vẫn sẽ được thừa nhận là con chung của 2 vợ chồng.
– Trường hợp nếu như bố hoặc mẹ không thừa nhận đó là con của mình thì sẽ phải có căn cứ để chứng minh và được tòa án công nhận bằng bản án hoặc quyết định của tòa án.
Như vậy, có thể thấy trong trường hợp 2 vợ chồng đang có quan hệ hôn nhân với nhau mà người vợ có con riêng với người thứ ba thì về mặt pháp lý đứa con riêng này vẫn được xác định là con chung của 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu như người vợ có yêu cầu làm giấy khai sinh cho con thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh sẽ xác định tên của người cha trên giấy khai sinh là tên của chồng (Bố pháp lý).
3.2 Trường hợp nếu muốn để tên bố đẻ của con trên giấy khai sinh, không muốn để tên người chồng (bố pháp lý) thì có 2 cách như sau:
4. Ly hôn với chồng cũ rồi có đổi họ của con sang họ của mẹ được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26
Đồng thời căn cứ theo quy định Điều 7 Văn bản hợp nhất số 1843/VBHN-BTP về điều kiện thay đổi và cải chính hộ tịch thì:
– Cần có sự đồng ý của cha mẹ đối với trường hợp con dưới 18 tuổi khi thực hiện việc thay đổi cải chính hộ tịch và điều này được thể hiện rõ trong tờ khai riêng đối với từ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của con.
– Cần lưu ý việc cải chính hộ tịch chỉ được thực hiện khi có các căn cứ để xác định rằng có lỗi sai sót của công chức, công tác hộ tịch hoặc người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, từ các căn cứ trên có thể thấy việc thay đổi thông tin về họ của con cần có sự đồng ý của người chồng cũ nếu như trường hợp chồng cũ của bạn không đồng ý thì không thể tiến hành thủ tục này.
5. Có bị phạt không khi chưa ly hôn đã có con với người khác?
Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Theo quy định này, Luật cấm người chưa có vợ, chưa có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có vợ, có chồng và ngược lại, người đã có vợ, có chồng cũng không được chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác.
Đồng thời, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 năm 2001, chung sống như vợ chồng được hiểu là người có vợ hoặc có chồng sống với người khác và có các minh chứng:
- Chung sống một cách công khai hoặc không công khai nhưng sinh hoạt như một gia đình.
- Có con chung.
- Được hàng xóm và xã hội coi như vợ chồng.
- Có tài sản chung.
Do vậy, việc có con riêng khi chưa ly hôn là một trong các minh chứng cho việc chung sống với nhau như vợ chồng. Ngoài việc có con riêng, nếu có thêm các minh chứng khác theo hướng dẫn nêu trên thì có thể bị xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Theo đó, nếu vi phạm thì người vi phạm có thể bị xử lý như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, nếu đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, người vi phạm sẽ bị phạt:
- Cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù từ 03 tháng - 01 năm: Làm quan hệ vợ chồng hợp pháp của một trong hai người vi phạm chấm dứt khiến họ phải ly hôn hoặc đã bị phạt hành chính còn vi phạm.
- Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Việc chung sống như vợ chồng khiến vợ hoặc chồng hoặc con của người đang có gia đình tự sát hoặc khi đã được Toà án ra quyết định buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng nhưng vẫn vi phạm.
Như vậy, chưa ly hôn mà có con với người khác nhưng không bị coi là chung sống với người khác như vợ chồng thì rất khó để xử lý về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Chỉ khi có đầy đủ minh chứng về việc người này đang chung sống với người khác như vợ chồng thì tuỳ vào mức độ, tính chất của hành vi mà bị xử lý bằng các hình thức như trên.
6. Luật sư Đông hỗ trợ thủ tục Khai sinh và nhận cha con
- Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục khai sinh, xác nhận cha, mẹ cho con.
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con;
- Hỗ trợ thu thập giấy tờ nếu còn thiếu;
- Hướng dẫn chứng minh quan hệ huyết thống;
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để gửi Uỷ ban nhân dân, Tòa án có thẩm quyền xử lý;
- Nhận ủy quyền để thay mặt khách hàng giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan;
- Cùng khách hàng tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc.
0 Nhận xét