Lưu ý khi sinh viên Luật phỏng vấn xin việc
Khác với phỏng
vấn thực tập, phỏng vấn xin việc hoặc phỏng vấn ứng tuyển vào các vị trí việc
làm tại các công ty đòi hỏi ứng viên có nhiều kỹ năng, biết cách trả lời phỏng
vấn để có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng, kỹ năng của mình.
Dưới đây là 1 vài
gợi ý của mình liên quan đến nội dung phỏng vấn xin việc đối với các bạn đang
theo ngành luật. Lưu ý rằng: những thông tin, gợi ý này chỉ mang tính chất quan
điểm cá nhân, vì vậy nó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với các bạn, nội dung
mang tính chất tham khảo.
1.
CV ứng tuyển
Về vấn đề này
thì có lẽ đã rất nhiều anh/chị trong ngành đã chia sẻ trên các nên tảng mạng xã
hội về những điều cần lưu ý.
Với mình có 1
lưu ý nhỏ về việc có 1 chiếc CV ổn đó là: Các bạn cần dựa theo mô tả công việc
(JD) của nhà tuyển dụng để tạo nên 1 chiếc CV có dấu ấn cá nhân.
Những kỹ năng, khả năng xử lý công việc nên bám theo mục tiêu của nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ soi CV của các ứng viên, xem các ứng viên nào có tiêu chí phù hợp với lại vị trí tuyển dụng của công ty đó có cở sở để sàng lọc CV và thông báo cho các ứng viên đến phòng vấn. Không phải là cứ gửi CV là được gọi đến PV đâu các bạn nhé, cái này còn tùy công ty nữa. Trong quá trình mình làm tuyển dụng cho công ty Luật thì sẽ có phần sàng lọc các CV chất lượng trước để PV.
Mình lấy ví dụ:
Nếu công ty tuyển dụng vị trí chuyên viên tố tụng hoặc trợ lý luật sư, thì một
trong những kỹ năng các bạn cần nêu bật trong cv của mình là : Có kỹ năng xử lý
công việc 1 cách độc lập và phối hợp làm việc nhóm. Có khả năng tiếp thu nhanh
các vấn đề mới, bản thân đã có kinh nghiệm giải quyết độc lập các vụ việc ví dụ;
Hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, doanh nghiệp..... Các lĩnh vực đã có
kinh nghiệm xử lý như: dân sự, kinh doanh thương mại, đất đai.....
Đối với các bạn
ứng tuyển làm pháp chế: Nên để kinh nghiệp liên quan đến các hoạt động tư vấn
doanh nghiệp như: Có kỹ năng xử lý độc lập các công việc như: Thành lập công
ty, thay đổi người đại diện, thay đổi trụ sở, vốn...., Tham gia tư vấn thường
xuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ..... Lưu ý cũng không nên nót phét lên
quá về kỹ năng của mình, vì khi đi phỏng vấn các Luật sư đặt câu hỏi là thừa hiểu
các bạn có kỹ năng thật hay chém gió.
Quan trọng những
kỹ năng mà các bạn cần show ra phải bám theo mô tả công việc thì khi đó CV của
mình mới dễ đang được nhà tuyển dụng để ý.
Với những bạn
chưa có kinh nghiệm nhiều thì quá trình làm CV sẽ gặp những khó, đó cũng là lý
do ở video trước mình khuyên các bạn nên đi thực tập sớm để có thể trang trí
cho CV của mình ổn áp hơn.
Xem video: Lưu ý khi làm CV xin việc cho SV Luật
Thứ 2: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Không chuẩn bị gì là chuẩn bị cho sự thất bại
-
Tìm hiểu
thông tin về công ty, các lĩnh vực hoạt động của công ty thông qua trang web,
facebook. Đa số hiện nay các công ty đều có trang web phát triển theo hướng
Marketing của công ty, cho nên việc tìm hiểu về công ty cũng giúp cho các ứng
viên hiểu 1 cách tổng quan về công ty mình ứng tuyển, và có thể đặt ra 1 số câu
hỏi trong quá trình phỏng vấn đối với nhà tuyển dụng.
-
Tìm hiểu nội
dung công việc của công ty thông qua website, tìm hiểu về ban lãnh đạo và lịch
sử thành lập của công ty nếu có thời gian.
-
Xem xét vị
trí tuyển dụng mà các bạn ứng tuyển và đọc lại 1 số quy định của pháp luật về mặt
tố tụng, vì 1 số Luật sư là giám đốc công ty khi phỏng vấn thường sẽ hay hỏi về
mặt tố tụng với các vị trí chuyên viên tố tụng hoặc trợ lý luật sư.
-
Xem xét vị
trí của công ty và quãng đường di chuyển, để đến hôm phỏng vấn không gặp nhiều
trở ngại trong quá trình di chuyển và tìm công ty.
Quá trình tìm hiểu nghiên cứu thông tin công ty
thì có thể giúp các bạn có được các câu hỏi để hỏi tại buổi phỏng vấn.
Ví dụ: Tại trang web của công ty này rất nhiều
chuyên mục, nhưng chủ yếu là chuyên mục về doanh nghiệp, về giấy phép, mà vị
trí bạn ứng tuyển là trợ lý luật sư hoặc chuyên viên tố tụng. Thì có thể đặt
câu hỏi với nhà tuyển dụng: Em có xem qua trang web của bên mình, em thấy khá ấn
tượng về các thông tin trên website của bên mình, tuy nhiên em có 1 chút thắc mắc
đó là: Em thấy hoạt động về tố tụng của công ty mình chưa nhiều như các mảng
khác, vậy thì mảng tố tụng này là mảng mới của bên mình hay như thế nào ạ? Và nếu
em được tuyển dụng thì công việc chính mà em phải xử lý bao gồm những công việc
gì ạ? Ngoài lĩnh vực tố tụng em có thể được giao thêm những công việc ở trong
lĩnh vực khác không? Vì em thấy công ty mình có nhiều mảng khác nhau và bản
thân em cũng mong muốn được trải nghiệm và thực hiện các công việc ở nhiều mảng
khác nhau?
Tương tự, các bạn có thể đặt ra các câu hỏi khác
khi mà các bạn có thông tin về công ty, việc các bạn đặt câu hỏi cho nhà tuyển
dụng cũng chứng tỏ các bạn có tìm hiểu, có tư duy trong công việc.
Gợi ý 1 số câu hỏi có thể tham khảo?
-
Hỏi về các
công việc mình phụ trách xử lý nếu được nhận vào làm?
-
Công việc của
bản thân sẽ làm việc nhóm hay chịu trách nhiệm công việc với ai?
-
Những yêu cầu
mà anh chị đưa ra đối với vị trí tuyển dụng này như thế nào?
-
Ngoài ra có
thể hỏi về chế độ, phúc lợi của công ty....
Lưu ý: Khi hỏi nên khéo léo trong cách dùng ngôn ngữ đặt câu hỏi, tránh việc hỏi 1 cách thách thức với nhà tuyển dụng
Xem video: SV Luật Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
3. Một số câu hỏi thường được các nhà tuyển dụng hỏi
khi phỏng vấn
1.
Bao giờ cũng
là trình bày, giới thiệu về bản thân
2.
Dựa vào thông
tin trong CV để hỏi
-
Lý do vì sao
em nghỉ ở công ty trước?
-
Trước đây, tại
công ty cũ em được giao xử lý những công việc gì?
-
Bản thân em
đã xử lý các công việc độc lập chưa?
-
Kế hoạch
trong tương lại của em là gì?
-
Nhà tuyển dụng
đặt câu hỏi tình huống để ứng viên xử lý
-
Đặt câu hỏi để
hỏi kỹ năng và kiến thức của ứng viên, xem ứng viên xử lý như thế nào?
-
Mức lương em
mong muốn với vị trí này là bao nhiêu? Mức lương tại công ty cũ của em là bao
nhiêu.
-
4.Khi nhận được
kết quả phỏng vấn qua email
Sau khi phỏng vấn
về thì các bạn sẽ nhận được 1 trong 2 kết quả đỗ và trượt.
Thế thì khi nhận
được email như vậy thì có cần lưu ý gì hay không?
Đối với thông
tin đỗ phỏng vấn thì các bạn xem nội dung email có yêu cầu xác nhận về về nội
dung, về thời gian gì không? Thường các bạn sẽ phải xác nhận có đồng ý với
thông tin của nhà tuyển dụng không? Và xác nhận tham gia buổi gặp mặt tại công
ty.
Đối với tin nhắn
trượt phỏng vấn: Đọc cái email đã thấy không muốn trả lời rồi phải không các bạn.
Tuy nhiên, với những tin nhắn trượt này các bạn cũng có thể phản hồi lại email
như sau:
Tôi/em trân trọng
cảm ơn Quý công ty đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn của tôi/em. Rất lấy làm
tiếc vì chưa đáp ứng được yêu cầu của Quý công ty trong đợt tuyển dụng này. Nếu
được tôi rất mong muốn lắng nghe sự chia sẻ của Quý công ty (anh chị tuyển dụng)
về những thiếu sót của bản thân khi tham gia phỏng vấn, để tôi/em có thể trau dồi
và cải thiện thêm các kỹ năng cho bản thân.
Trân trọng ./.
0 Nhận xét