Cách ly hôn khi đang ở Đức - CHLB Đức là một trong những quốc gia có tỉ lệ người Việt Nam sinh sống và làm việc nhiều nhất so với các quốc gia khác. Tại đây, người Việt sinh sống thành các cộng đồng lớn. Thời gian gần đây Luật sư Đông nhận được nhiều tin nhắn zalo, tin nhắn qua facebook của nhiều anh, chị đang ở CHLB Đức muốn giải quyết thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, nhiều anh/chị chưa nắm được thủ tục hoặc không thể tự mình thực hiện thủ tục nên mong muốn được Luật sư hỗ trợ. Để mọi người hiểu rõ hơn về thủ tục, cách thức ly hôn khi đang ở Đức thì Luật sư Đông xin có bài viết dưới đây:
Thẩm quyền giải quyết ly hôn khi đang ở CHLB Đức
Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi một trong hai bên cư trú tại Việt Nam.
ví dụ: Chồng có hộ khẩu ở Thái Bình hiện đang sinh sống tại CHLB Đức. Vợ ở ở Hà Nội thì có thể lựa chọn giải quyết ở tòa án tỉnh Thái Bình hoặc tòa án thành phố Hà Nội đều được.
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn cư trú;
Ví dụ: Chồng muốn ly hôn đơn phương với vợ, chồng hộ khẩu ở Thái Bình hiện đang ở Cộng Hòa Liên Bang Đức, còn vợ hộ khẩu ở Hà Nội. Cần phải lưu ý, nếu nộp không đúng thẩm quyền thì sẽ không được giải quyết và mất thời gian.
Xem thêm video: 6 Điều cần biết khi ly hôn có yếu tố nước ngoài
Một số vụ việc Luật sư Đông đã hỗ trợ khách hàng ly hôn khi đang ở Đức
Hồ sơ ly hôn khi đang ở CHLB Đức
Để có thể giải quyết được vụ việc ly hôn với 1 bên đang ở Đức thì cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với người nước Việt Nam đang ở Đức
Đối với người Việt Nam đang ở Đức cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
+ Hộ chiếu, hoặc căn cước công dân, thẻ cư trú tại Đức (bản sao)
+ Sổ hộ khẩu tại Việt Nam (bản sao), trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận về thông tin hộ khẩu do công an xã phường xác nhận.
Đối với người ở Việt Nam
Người ở Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc bản trích lục)
+ Sổ hộ khẩu (bản sao), trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận về thông tin hộ khẩu do công an xã phường xác nhận.
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao)
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao)
Thủ tục ly hôn với người Việt Nam khi đang ở Đức
Ly hôn thuận tình với vợ/chồng ở Việt Nam khi đang ở Đức
Thủ tục ly hôn khi 1 bên ở nước ngoài không phải là thủ tục quá phức tạp. Nhưng với những người không chuyên về lĩnh vực pháp lý thì việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định pháp luật cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thông thường, trình tự thủ tục sẽ được giải quyết như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền
- Bước 2: Toà án xem xét hồ sơ và ra thông báo đóng lệ phí/án phí
- Bước 3: Nộp án phí và nộp biên lai lại cho Toà án
- Bước 4: Toà án tiến hành phiên hoà giải
- Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Ly hôn thuận tình vắng mặt có được không?
Một trong những câu hỏi mà Đông nhận được khi trao đổi, tư vấn với các anh chị đang ở Đức đó là ly hôn vắng mặt có được không? Làm cách nào để ly hôn không cần về Việt Nam?
Câu trả lời là: Hoàn toàn có thể ly hôn vắng mặt
Mặc dù như đã phân tích trên, pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp ly hôn thuận tình vắng mặt được hay không; tuy nhiên, dựa trên tinh thần pháp luật cũng như căn cứ vào quy định khác liên quan của Bộ luật tố tụng dân sự và từ thực tế quá trình Ls Đông giải quyết tại tòa án thì ly hôn thuận tình vắng mặt được, người ở nước ngoài cần trình bày quan điểm, nội dung vụ việc và gửi về Tòa án Việt Nam kèm theo đơn xin giải quyết vắng mặt.
Cụ thể, căn cứ vào Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, ngoại trừ trường hợp người yêu cầu có đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Nếu người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ quyền yêu cầu và Tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Ở đây, đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì người yêu cầu chính là cả hai bên vợ và chồng. Như vậy, trong trường hợp ly hôn thuận tình vắng mặt, hai vợ chồng có đơn ly hôn thuận tình vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Đồng thời, có thể thấy rằng, việc Tòa án công nhận việc vợ chồng thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện: vợ chồng tự nguyện ly hôn; vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài sản và con chung; các thỏa thuận của vợ chồng đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con (Khoản 4 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Do đó, việc vợ chồng ly hôn thuận tình vắng mặt nhưng đảm bảo đầy đủ các điều kiện này thì có thể được công nhận ly hôn thuận tình.
Thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt:
Để ly hôn thuận tình vắng mặt nhanh nhất, vợ chồng vắng mặt làm đơn xin vắng mặt và đề nghị Tòa án vẫn tiến hành xem xét công nhận việc ly hôn thuận tình của hai vợ chồng. Sau đó, thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt sẽ được thực hiện theo luật định, thẩm phán xem xét dựa trên hồ sơ tài liệu hai bên cung cấp để đưa ra quyết định công nhận việc ly hôn thuận tình hay không.
Đơn ly hôn thuận tình vắng mặt:
Đơn ly hôn thuận tình vắng mặt cần trình bày rõ ràng 3 vấn đề sau:
- Một là, lý do chính đáng về việc vắng mặt của mình;
- Hai là, Trình bày thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, thỏa thuận về vấn đề tài sản và con chung là hoàn toàn tự nguyện, không hề bị cưỡng ép;
- Ba là, đề nghị Tòa án vẫn tiến hành phiên họp công nhận thuận tình ly hôn.
Mẫu đơn ly hôn thuận tình (bấm vào link để xem)
Ở Đức Ly hôn đơn phương với vợ/chồng ở Việt Nam như thế nào?
Đơn phương ly hôn là việc ly hôn mà các bên không thống nhất với nhau được một hoặc các vấn đề sau:
- Quan hệ hôn nhân
- Việc nuôi con và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
- Giải quyết về nợ chung và tài sản chung
Về thủ tục, quy trình giải quyết sẽ như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền
- Bước 2: Toà án xem xét hồ sơ và ra thông báo đóng lệ phí/án phí
- Bước 3: Nộp án phí và nộp biên lai lại cho Toà án
- Bước 4: Toà án mở phiên họp công bố công khai chứng cứ, lấy lời khai của các bên
- Bước 5: Toà án triệu tập các bên để hoà giải
- Bước 6: Toà án ra quyết định xét xử
Có được vắng mặt khi ly hôn đơn phương với 1 bên đang ở Đức không?
Theo quy định tại Điều 238 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì:
“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt”.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cho phép Tòa án tiến hành xét xử ngay cả khi tất cả người tham gia tố tụng vắng mặt nếu việc tống đạt văn bản tố tụng là hợp lệ và nguyên đơn, bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc bị đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt. Do vậy, Tòa án có thể xem xét, giải quyết vụ án ly hôn vắng mặt các bên nếu vẫn bảo đảm việc tống đạt hợp lệ và nhận được phản hồi bằng văn bản hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật (ví dụ: giấy tờ, tài liệu gửi từ nước ngoài về cho Tòa án Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định...).
Ly hôn đơn phương nhưng người ở Việt Nam không hợp tác
trường hợp người đang ở Đức tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án, tuy nhiên người vợ hoặc chồng không hợp tác thì tòa án trong quá trình thụ lý nếu xét thấy có căn cứ để giải quyết ly hôn thì mặc dù người ở VN không hợp tác thì Tòa án vẫn giải quyết theo thủ tục chung.
Căn cứ cho ly hôn theo quy định hiện nay là: Căn cứ xác định tình trạng hôn nhân mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
Mẫu đơn ly hôn đơn phương (bấm để xem)
Một số điều cần lưu ý ly hôn khi đang ở Đức
Ly hôn với người Việt Nam khi đang ở Đức là một trong những thủ tục khó và phức tạp, chính vì vậy nếu không nắm được trình tự thủ tục, không nắm được các hồ sơ, các văn bản tài liệu cần nộp tại tòa thì quá trình giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Một số vướng mắc thường xuyên gặp khi giải quyết ly hôn vắng mặt như sau:
- Bị tòa án trả hồ sơ do không cung cấp được địa chỉ của vợ/chồng đang ở nước ngoài
- Bị tòa án trả hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ giấy tờ của người Việt Nam đang ở nước ngoài
- Thời gian giải quyết quá lâu, nộp hồ sơ đến nửa năm thậm chí 1 năm nhưng chưa được tòa gọi lên để giải quyết
- Người ở nước ngoài không thể ra Đại Sứ Quán để xin xác nhận vào hồ sơ giấy tờ
- Bị từ chối nhận hồ sơ vì các lý do khác
Luật sư Đông hỗ trợ các trường hợp làm việc bất hợp pháp, không ra Đại Sứ Quán được, hỗ trợ thu thập xác minh giấy tờ còn thiếu.
Luật sư hỗ trợ thủ tục ly hôn khi đang ở Đức
- Hỗ trợ giải quyết nhanh gọn, không phải về Việt Nam;
- Hỗ trợ soạn toàn bộ hồ sơ, các đơn, văn bản cần thiết;
- Hỗ trợ xin trích lục lại những giấy tờ bị mất, hoặc không thể cung cấp được như Giấy kết hôn, giấy khai sinh của các con;
- Hỗ trợ tư vấn, giải quyết trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Hỗ trợ trường hợp ly hôn khi không biết thông tin và địa chỉ;
- Hỗ trợ ly hôn với trường hợp đang làm việc bất hợp pháp tại Đức
- Hỗ trợ giải quyết trường hợp cả 2 đang ở Đức
- Tư vấn soạn hồ sơ hoặc tư vấn giải quyết trọn gói;
- Hỗ trợ xử lý nhanh không phải đi lại nhiều lần.
0 Nhận xét