Xem nhanh

6/recent/ticker-posts

Cách thức ly hôn với 1 bên đang ở CHLB Đức nhanh nhất

      Cách ly hôn với 1 bên đang ở CHLB Đức - Thời gian gần đây ngày càng có nhiều người Việt Nam có xu hướng ra nước ngoài lao động với mong muốn có khoản thu nhập cao hơn so với làm việc trong nước tại các công ty. Nhiều cặp vợ chồng đi nước ngoài cùng nhau, nhưng cũng có trường hợp chỉ có vợ hoặc chồng đi. Sống xa gia đình, nhiều cặp vợ chồng không còn chia sẻ với nhau về cuộc sống nên dẫn đến mâu thuẫn và ly hôn. CHLB Đức là một trong những quốc gia được nhiều người lựa chọn tới để làm việc. Bởi nhiều lý do khác nhau như: Tại Đức có cộng đồng người Việt Nam sinh sống; mức thu nhập tại Đức ổn hơn so với 1 số nước khác.....

Vài năm năm trở lại đây Luật sư Đông nhận được nhiều tin nhắn zalo, tin nhắn qua facebook của nhiều anh, chị đang ở CHLB Đức muốn giải quyết thủ tục ly hôn. Tuy nhiên, nhiều anh/chị chưa nắm được thủ tục hoặc không thể tự mình thực hiện thủ tục nên mong muốn được Luật sư hỗ trợ. Để mọi người hiểu rõ hơn về thủ tục, cách thức ly hôn với 1 bên ở Đức thì Luật sư Đông xin có bài viết dưới đây:

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Việt Nam đang ở CHLB Đức

Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi một trong hai bên cư trú;

ví dụ: Chồng có hộ khẩu ở Đống Đa, Hà Nội. Vợ Bình Giang, Hải Dương thì có thể lựa chọn giải quyết ở Tòa án tỉnh Hải Dương hoặc tòa án thành phố Hà Nội đều được.

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi bị đơn cư trú;

Ví dụ: Chồng muốn ly hôn đơn phương với vợ, hộ khẩu chồng ở Cẩm Giàng, Hải Dương, vợ ở Nông Cống, Thanh Hóa thì chồng phải nộp đơn lên Tòa án tỉnh Thanh Hóa (Tòa án tỉnh Thanh Hóa là nơi cư trú của vợ trước khi đi nước ngoài). Cần phải lưu ý, nếu nộp không đúng thẩm quyền thì sẽ không được giải quyết và mất thời gian.

Một số vụ việc Luật sư đã hỗ trợ khách hàng ly hôn với 1 bên ở CHLB Đức

                         

Vợ ở Đức ly hôn với chồng ở Việt Nam

Ly hôn với chồng ở CHLB Đức

Ly hôn 2 vợ chồng đều đang ở CHLB Đức



Hồ sơ khách ở CH Séc gửi về VN cho Luật sư



Một số quyết định, bản án ly hôn yếu tố nước ngoài Luật sư hỗ trợ khách hàng

Hiện tại, Luật sư đã và đang hỗ trợ rất nhiều anh/chị khách hàng ly hôn với 1 bên đang ở CHLB Đức, người Việt Nam đang ở Đức ly hôn với vợ/chồng đang ở Việt Nam. Với kinh nghiệm, sự nhiệt tình và uy tín của mình Luật sư cũng thường nhận được sự giới thiệu của các anh chị người Việt đang sinh sống tại Đức nhờ hỗ trợ thủ tục ly hôn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về thủ tục, anh/chị có thể nhắn tin qua zalo: 0362735057 (Luật sư Đông) để được tư vấn hỗ trợ thủ tục - Tư vấn Miễn Phí thủ tục
Liên hệ qua facebook: https://www.facebook.com/Luatsutd

Hồ sơ ly hôn với người Việt Nam đang ở CHLB Đức

Để có thể giải quyết được vụ việc ly hôn với 1 bên đang ở Đức thì cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 

Đối với người nước Việt Nam đang ở Đức

Đối với người Việt Nam đang ở Đức cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

+ Hộ chiếu, hoặc căn cước công dân, thẻ cư trú tại Đức (bản sao)

+ Sổ hộ khẩu tại Việt Nam (bản sao), trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận về thông tin hộ khẩu do công an xã phường xác nhận.

Đối với người ở Việt Nam

Người ở Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc bản trích lục)

+ Sổ hộ khẩu (bản sao), trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận về thông tin hộ khẩu do công an xã phường xác nhận.

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao)

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao)    


Ngoài ra cần phải có các giấy tờ như: Đơn ly hôn, Bản tự khai để nộp tại Tòa án.
Lưu ý: Những giấy tờ của người Việt Nam đang ở Đức thì phải có xác nhận của Đại sứ quán.
Trường hợp anh/chị khách hàng thiếu các giấy tờ như: Giấy kết hôn, giấy khai sinh của các con thì Luật sư có thể hỗ trợ xin trích lục tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam

Thủ tục ly hôn với người Việt Nam đang ở Đức

Ly hôn thuận tình với người Việt Nam đang ở Đức

Thủ tục ly hôn khi 1 bên ở nước ngoài không phải là thủ tục quá phức tạp. Nhưng với những người không chuyên về lĩnh vực pháp lý thì việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định pháp luật cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thông thường, trình tự thủ tục sẽ được giải quyết như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền
  • Bước 2: Toà án xem xét hồ sơ và ra thông báo đóng lệ phí/án phí
  • Bước 3: Nộp án phí và nộp biên lai lại cho Toà án
  • Bước 4: Toà án tiến hành phiên hoà giải
  • Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

 Ly hôn thuận tình vắng mặt có được không?

Câu trả lời là: Hoàn toàn có thể ly hôn vắng mặt

Mặc dù như đã phân tích trên, pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp ly hôn thuận tình vắng mặt được hay không; tuy nhiên, dựa trên tinh thần pháp luật cũng như căn cứ vào quy định khác liên quan của Bộ luật tố tụng dân sự thì ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.

Cụ thể, căn cứ vào Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, ngoại trừ trường hợp người yêu cầu có đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Nếu người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ quyền yêu cầu và Tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Ở đây, đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì người yêu cầu chính là cả hai bên vợ và chồng. Như vậy, trong trường hợp ly hôn thuận tình vắng mặt, hai vợ chồng có đơn ly hôn thuận tình vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Đồng thời, có thể thấy rằng, việc Tòa án công nhận việc vợ chồng thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện: vợ chồng tự nguyện ly hôn; vợ chồng thỏa thuận được với nhau về vấn đề tài sản và con chung; các thỏa thuận của vợ chồng đảm bảo được quyền lợi chính đáng của con (Khoản 4 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).  Do đó, việc vợ chồng ly hôn thuận tình vắng mặt nhưng đảm bảo đầy đủ các điều kiện này thì có thể được công nhận ly hôn thuận tình.

 Thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt

Để ly hôn thuận tình vắng mặt nhanh nhất, vợ chồng vắng mặt làm đơn xin vắng mặt và đề nghị Tòa án vẫn tiến hành xem xét công nhận việc ly hôn thuận tình của hai vợ chồng. Sau đó, thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt sẽ được thực hiện theo luật định, thẩm phán xem xét dựa trên hồ sơ tài liệu hai bên cung cấp để đưa ra quyết định công nhận việc ly hôn thuận tình hay không.

Đơn ly hôn thuận tình vắng mặt

Đơn ly hôn thuận tình vắng mặt cần trình bày rõ ràng 3 vấn đề sau: 

- Một là, lý do chính đáng về việc vắng mặt của mình; 

- Hai là, Trình bày thỏa thuận về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, thỏa thuận về vấn đề tài sản và con chung là hoàn toàn tự nguyện, không hề bị cưỡng ép; 

- Ba là, đề nghị Tòa án vẫn tiến hành phiên họp công nhận thuận tình ly hôn.

Ly hôn đơn phương với người Việt Nam đang ở Đức

Đơn phương ly hôn là việc ly hôn mà các bên không thống nhất với nhau được một hoặc các vấn đề sau:

  • Quan hệ hôn nhân
  • Việc nuôi con và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
  • Giải quyết về nợ chung và tài sản chung

Về thủ tục, quy trình giải quyết sẽ như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền
  • Bước 2: Toà án xem xét hồ sơ và ra thông báo đóng lệ phí/án phí
  • Bước 3: Nộp án phí và nộp biên lai lại cho Toà án
  • Bước 4: Toà án mở phiên họp công bố công khai chứng cứ, lấy lời khai của các bên
  • Bước 5: Toà án triệu tập các bên để hoà giải
  • Bước 6: Toà án ra quyết định xét xử

Có được vắng mặt khi ly hôn đơn phương với 1 bên đang ở Đức không?

Theo quy định tại Điều 238 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì:

“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quylợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vn vng mặt; c) Người bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vn vng mặt”.

     Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cho phép Tòa án tiến hành xét xử ngay cả khi tất cả người tham gia tố tụng vắng mặt nếu việc tống đạt văn bản tố tụng là hợp lệ và nguyên đơn, bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc bị đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt. Do vậy, Tòa án có thể xem xét, giải quyết vụ án ly hôn vắng mặt các bên nếu vẫn bảo đm việc tống đạt hợp lệ và nhận được phản hồi bng văn bản hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật (ví dụ: giấy tờ, tài liệu gửi từ nước ngoài về cho Tòa án Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định...).

Ly hôn đơn phương nhưng người ở Đức không hợp tác và cố tình giấu địa chỉ

Hiện nay, thực tế nhiều người lao động sang nước ngoài làm việc ban đầu đi thì hợp pháp nhưng sau khi hết hạn hợp đồng thì nhiều người thường trốn ra ngoài làm bất hợp pháp nên dẫn đến việc người nước ngoài không muốn cung cấp thông tin hoặc cắt đứt liên lạc với người ở Việt Nam.

Ví dụ: Vợ đi nước ngoài nhưng không cung cấp địa chỉ cho chồng, và bố mẹ đẻ của vợ cũng không biết được địa chỉ bên nước ngoài của vợ thì trường hợp này được coi là cố tình dấu địa chỉ.

Đối với trường hợp này, thông thường Tòa án sẽ giải quyết như sau:

  • Nếu thông qua người thân của vợ mà vẫn không biết được địa chỉ, tin tức của vợ thì đây được coi là trường hợp  cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu cần thiết;
  • Nếu Tòa án yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ vẫn không cung cấp cũng không thông báo cho vợ thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung;

Lưu ý khi giải quyết ly hôn với 1 bên đang ở Đức

Ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài là một trong những thủ tục khó và phức tạp, chính vì vậy nếu không nắm được trình tự thủ tục, không nắm được các hồ sơ, các văn bản tài liệu cần nộp tại tòa thì quá trình giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một số vướng mắc thường xuyên gặp khi giải quyết ly hôn vắng mặt như sau:

- Bị tòa án trả hồ sơ do không cung cấp được địa chỉ của vợ/chồng đang ở nước ngoài

- Bị tòa án trả hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ giấy tờ của người Việt Nam đang ở nước ngoài

- Thời gian giải quyết quá lâu, nộp hồ sơ đến nửa năm thậm chí 1 năm nhưng chưa được tòa gọi lên để giải quyết

- Người ở nước ngoài không thể ra Đại Sứ Quán để xin xác nhận vào hồ sơ giấy tờ

- Bị từ chối nhận hồ sơ vì các lý do khác

Luật sư Đông hỗ trợ các trường hợp làm việc bất hợp pháp, không ra Đại Sứ Quán được, hỗ trợ thu thập xác minh giấy tờ còn thiếu.

Luật sư hỗ trợ thủ tục ly hôn 1 bên đang ở Đức

  • Hỗ trợ giải quyết nhanh gọn, không mất thời gian đi lại;
  • Hỗ trợ soạn toàn bộ hồ sơ, các đơn, văn bản cần thiết;
  • Hỗ trợ xin trích lục lại những giấy tờ bị mất, hoặc không thể cung cấp được như Giấy kết hôn, giấy khai sinh của các con;
  • Hỗ trợ tư vấn, giải quyết trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài
  • Hỗ trợ trường hợp ly hôn khi không biết thông tin và địa chỉ;
  • Hỗ trợ ly hôn với trường hợp đang làm việc bất hợp pháp tại Đức
  • Hỗ trợ giải quyết trường hợp cả 2 đang ở Đức
  • Tư vấn soạn hồ sơ hoặc tư vấn giải quyết trọn gói;
  • Hỗ trợ xử lý nhanh không phải đi lại nhiều lần.

Thông tin liên hệ:

Luật sư Đông. SĐT - Zalo - Viber: 0362735057

Đăng nhận xét

2 Nhận xét

  1. Tôi cần hỗ trợ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh/chị nhắn qua zalo 0362735057 để được hỗ trợ và tư vấn nhé

      Xóa